TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÂY HỒI TẠI VIỆT NAM

Thứ năm, 11:14 Ngày 04/08/2022
2906

Từ năm 1993, Nhà nước khuyến khích trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc bằng nguồn vốn của chương trình 327 và Chương trình 5 triệu ha rừng. Đến năm 2021, tổng diện tích trồng hồi ước đạt 50.000ha bao gồm cả hồi lấy quả và hồi lấy dầu. Tổng sản lượng tinh dầu hồi cả nước sấp xỉ 200 tấn, trong đó Techvina đáp ứng khả năng cung ứng là 150 tấn.

Rừng hồi nguyên liệu làm tinh dầu tại Cao Bằng, Việt Nam

Cây hồi

Tên khoa học: Illicium verum

Tên thương mại: Star anise

Hình thái

Cây gỗ nhỏ, thường xanh, cao 6-8-15m, đường kính thân 15-30cm. Với loại hồi lấy cành lá để làm tinh dầu thì cây thấp và nhỏ hơn. Thân mọc thẳng, tròn, vỏ ngoài màu nâu xám. Cành non hơi mập, nhẵn, màu lục nhạt, sau chuyển thành màu nâu xám. Lá mọc cách và thường tập trung ở đầu cành, trông tựa như mọc vòng; mỗi vòng thường có 3-5 lá. Phiến lá nguyên, dày, cứng, giòn; hình trứng thuôn hay trái xoan thuôn; kích thước 6-12x2,5-5cm; đầu lá nhọn hoặc tù, gốc lá hình nêm; mặt trên màu lục sẫm, nhẵn, mặt dưới xanh nhạt; gân dạng lông chim, gồm 9-12 đôi, không nổi rõ. Cuống lá dài 7-10cm.

Đặc điểm sinh học

Hồi đã được trồng trọt từ rất lâu đời tại các khu vực đồi núi vùng Đông Bắc Việt Nam và miền Nam Trung Quốc. Các rừng hồi hiện có, tập trung chủ yếu ở độ cao 200-300-400-600m, với nhiệt độ trung bình năm trong khoảng 18-220C và tổng lượng mưa trung bình năm (1.000-)1.400-1.600(¬2.800)mm. Vùng trồng hồi tập trung ở cả Việt Nam và Trung Quốc đều chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc, hàng năm có tới 4 tháng nhiệt độ không khí xuống thấp (trung bình 13,5-150C) và thường có sương muối.

Cây ưa lớp đất mặt dày, độ phì cao, thoát nước tốt, có độ pH 5-8, đặc biệt là đất feralit màu đỏ, màu nâu đến màu vàng, phát triển trên sa diệp thạch. Hồi là cây ưa sáng, song ở giai đoạn non lại cần được che bóng. Trong giai đoạn đầu, cây sinh trưởng rất nhanh theo chiều cao (tăng trưởng theo chiều cao có thể đạt tới 1,5-2,0 m/năm). Dưới phát triển của kĩ thuật nông nghiệp, nhiều giống hồi chất lượng cao có hàm lượng tinh dầu cao được ra đời

Các sản phẩm từ cây hồi

 Trước đây, cây hồi tại Việt Nam được trồng rải rác và chủ yếu dùng để thu hoạch quả làm gia vị và xuất khẩu đi các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Đông để điều chế thành các sản phẩm khác. Qua nhiều năm canh tác, nông dân đã phát triển thêm sản phẩm tinh dầu hồi chiết xuất từ quả hồi khô hoặc cành lá hồi khô.

Hỗ trợ của nhà nước

Từ năm 1993, Nhà nước khuyến khích trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc bằng nguồn vốn của chương trình 327 và Chương trình 5 triệu ha rừng. Các hộ dân vùng núi được chia đất rừng để canh tác và được vay vốn theo chương trình ưu đãi. Chính vì thế, hồi được trồng khá nhiều ở những vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người sinh sống và mang lại khoản thu nhập đáng kể góp phần quan trọng ổn định đời sống, xoá đói giảm nghèo cho bà con nơi đây.

Đến năm 2021, tổng diện tích trồng hồi ước đạt 50.000ha bao gồm cả hồi lấy quả và hồi lấy dầu. Tổng sản lượng tinh dầu hồi cả nước sấp xỉ 200 tấn, trong đó Techvina đáp ứng khả năng cung ứng là 150 tấn. Dưới sự hỗ trợ của Nhà nước, các vùng trồng hồi ngày càng tập trung và mở rộng. Kĩ thuật canh tác áp dụng thêm máy móc công cụ hỗ trợ như máy hái quả, máy vận chuyển cành lá từ đồi núi về khu chưng cất, máy sấy công nghiệp, hệ thống lò chưng công suất cao,.. giúp giảm thiểu công sức lao động và tăng hiệu quả.

Vai trò của Techvina khi gia thị trường tinh dầu hồi

Giống như đã phát triển cây quế 13 năm qua, Techvina khi gia nhập thì trường ngành hồi sẽ cam kết phát triển vùng nguyên liệu bền vững chất lượng cao, đồng thời cam kết tiêu thụ đầu ra cho nông dân, mang sản phẩm chất lượng cao như tinh dầu hồi và các chất thơm cao cấp trích xuất từi tinh dầu hồi ra thị trường thế giới. Dự kiến đến năm 2025, diện tích trồng hồi sẽ tăng thêm 30% so với hiện tại để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Theo kế hoạch, cuối năm 2021, Techvina bắt đầu sản xuất sản phẩm Anethole và các chất khác trích xuất từ tinh dầu hồi.

Tin tức khác

+84866115486